Thông qua Luật Căn cước, người dân có phải đổi sang thẻ căn cước?

28/11/2023

Đây là băn khoăn của một số người dân khi tiếp nhận thông tin Luật Căn cước vừa được Quốc hội thông qua với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, sáng 27/11. Điều này đã quy định rõ trong luật: Thẻ căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

>>> Xem thêm: Phân biệt sổ đỏ, sổ hồng đơn giản, dễ dàng, đảm bảo chính xác. Tìm hiểu ngay!

1.  Chính thức đổi tên Căn cước công dân sang thẻ Căn cước

Theo đó, sửa tên dự án Luật từ Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước. Song song, thì Quốc hội cũng thống nhất đổi thẻ CCCD thành thẻ Căn cước.

Theo đó, khoản 1 và khoản 9 Điều 3 Luật Căn cước định nghĩa như sau:

1. Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.

9. Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy, đây là điểm mới của Luật Căn cước từ 01/7/2024 quan trọng nhất của Luật Căn cước so với quy định cũ. Theo đó, căn cước là giấy tờ tùy thân chứa các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người gồm:

- Ảnh khuôn mặt;

- Số định danh cá nhân;

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính;

- Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh;

- Quốc tịch;

- Nơi cư trú;

- Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng.

>>> Xem thêm: Thủ tục chứng thực chữ ký cần những gì? Người dân nên đem theo những giấy tờ gì?

2. Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không?

Như vậy có nghĩa là, mọi công dân không cần đổi thẻ CCCD, trừ khi có nhu cầu. CMND còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ CMND, CCCD được giữ nguyên giá trị sử dụng.

Báo cáo giải trình, tiếp thu dự thảo luật do Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới trình bày sáng cùng ngày cũng đề cập ý kiến. Về trường hợp thẻ CCCD hết hạn sử dụng cho phép tiếp tục được sử dụng đến hết năm 2024. Tránh gây phiền hà cho người dân phải đổi nhiều lần khi có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước khi luật này có hiệu lực (Điều 46 về quy định chuyển tiếp).

>>> Xem thêm: Địa chỉ văn phòng công chứng Nguyễn Văn Huyên ở đâu? Địa chỉ nào uy tín, đảm bảo?

Do đó, trong trường hợp không phải đổi thẻ căn cước thì công dân phải thực hiện thủ tục điều chỉnh, cập nhật thông tin. Để xử lý trường hợp này, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung nội dung giao Chính phủ. Là "quy định trình tự, thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước". Được quy định tại khoản 6 Điều 22 như dự thảo luật trình Quốc hội thông qua.

Điều 24. Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước

1. Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của luật này;

b) Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;

c) Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;

d) Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;

đ) Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;

e) Xác lập lại số định danh cá nhân;

g) Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:

a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của luật này;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

>>> Xem thêm: Văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật có không? Cung cấp dịch vụ công chứng tận nhà miễn phí.

Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề Thông qua Luật Căn cước, người dân có phải đổi căn cước công dân sang thẻ căn cước?. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:   

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Giấy ủy quyền là gì? Công chứng giấy ủy quyền có cần thiết không và cần đảm bảo những gì?

>>> Có những loại di chúc nào? Di chúc miệng có được pháp luật thừa nhận hay không?

>>> Dịch vụ sổ đỏ trọn gói, đảm bảo, nhanh chóng, tiện lợi, lấy ngay.

>>> Luật Căn cước: Thông tin mới nhất và có hiệu lực từ 1/7/2024.

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục