Sáng 27/11/2023, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Vậy khi luật này chính thức có hiệu lực thì có những thay đổi như thế nào? Mục đích của sự thay đổi này để làm gì? Lợi ích của việc thay đổi sẽ giúp quản lý và phục vụ nhân dân tốt hơn có đúng không?
>>> Xem thêm: Sổ hồng là gì? Hướng dẫn cách đọc sổ đỏ, sổ hồng đơn giản, chính xác nhất hiện nay.
1. Luật Căn cước có gì?
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, sáng 27/11, với 431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,25%), Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Luật gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước. Và thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước. Cùng quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật này áp dụng đối với:
- Công dân Việt Nam
- Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
>>> Xem thêm: Công chứng là gì? Có cần phải mang CCCD/CMT đi công chứng không?
Bên cạnh việc thu thập vân tay, Luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin. Để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân. Hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người.
"Nếu không có căn cước, không có gì chứng minh về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng. Những người đó sẽ không được hưởng chế độ an sinh. Dẫn đến nhiều hệ lụy xảy ra, tạo ra nhiều gánh nặng xã hội" - đại biểu phân tích.
2. Mục đích của sự thay đổi
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Lê Tấn Tới cho biết: về tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước, có ý kiến cho rằng, trong thời gian vừa qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của thẻ căn cước, vì vậy, đề nghị cân nhắc về tên gọi của Luật; đề nghị không đổi tên Luật và tên thẻ thành thẻ căn cước.
Về vấn đề này, UBTVQH xin được báo cáo như sau: Qua thảo luận tại Kỳ họp thứ 6 và phiên họp UBTVQH giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, hầu hết ý kiến ĐBQH đều đồng ý với tên gọi của dự thảo Luật và tên thẻ căn cước đã được giải trình tại Báo cáo số 666 ngày 24/10/2023 của UBTVQH giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước.
>>> Xem thêm: Hiện nay xuất hiện nhiều sổ đỏ giả ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh xã hội. Hướng dẫn kiểm tra sổ đỏ giả chính xác, đảm bảo. Tìm hiểu ngay!
UBTVQH cho rằng, việc sử dụng tên gọi Luật căn cước thể hiện rõ tính khoa học. Vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.
Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước, cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng. Thì việc đổi tên thành thẻ căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.
"Từ những vấn đề trên, UBTVQH nhận thấy, việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân. Vì vậy, UBTVQH trân trọng đề nghị Quốc hội cho giữ tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước" - Chủ nhiệm UBQPAN lý giải.
>>> Xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng nhà đất gồm những nội dung như thế nào.
Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề “Luật Căn cước: Thông tin mới nhất và có hiệu lực từ 1/7/2024”. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm các tìm kiếm liên quan:
>>> Hợp đồng thuê nhà có cần thiết phải công chứng không?
>>> Danh sách văn phòng công chứng quận Hoàng Mai uy tín, chính xác.
>>> Công chứng ngoài giờ hành chính ở đâu? Địa chỉ nào uy tín, đảm bảo nhất tại Hà Nội?
>>> Ly hôn là gì? Nguyên nhân phổ biến dẫn đến ly hôn tại Việt Nam?