Yêu cầu tuyên bố mất tích: Điều kiện và người có quyền yêu cầu

24/11/2023

Việc tuyên bố người mất tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến người bị tuyên bố mất tích. Vậy cần đáp ứng các điều kiện nào để được yêu cầu tuyên bố người mất tích. Và người có quyền yêu cầu tuyên bố là ai?

>>> Xem thêm: Cách phân biệt sổ đỏ, sổ hồng đơn giản, chính xác, chuẩn an toàn pháp lý.

1. Điều kiện để yêu cầu tuyên bố mất tích

Về điều kiện để thực hiện thủ tục trên đã được pháp luật quy định. Điều 68 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ gồm:

- Phải biệt tích 02 năm liên tục trở lên. Trong đó, biệt tích có thể hiểu là không thấy bất cứ thông tin, tin tức nào về việc người đó còn sống hay đã chết hay hiện đang ở đâu.

- Người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến người biệt tích đã dùng đầy đủ các biện pháp để thông báo, tìm kiếm thông tin của người đó nhưng không có tin tức xác thực về việc người này còn sống hay đã chết. Như thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi người này cư trú; đăng trên báo của Trung ương, cổng thông tin điện tử hoặc phát sóng trên đài phát thanh/đài truyền hình Trung ương…

- Có gửi đơn gửi đến Toà án.

Như vậy, để được Toà án ra quyết định tuyên bố một người mất tích. Người yêu cầu phải là người có quyền, lợi ích liên quan và phải có đơn yêu cầu khi người bị yêu cầu mất tích đáp ứng các điều kiện nêu trên.

>>> Xem thêm: Chứng thực chữ ký ở đâu? Chứng thực chữ ký cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

2. Người có quyền yêu cầu tuyên bố

Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người mất tích. Người có quyền, lợi ích liên quan bao gồm:

- Vợ, chồng, cha, mẹ, con của người bị tuyên bố mất tích.

- Người thân thích khác của người bị tuyên bố mất tích.

- Người đại diện theo pháp luật của người bị tuyên bố mất tích.

>>> Xem thêm: Người mất tích có được hưởng di sản thừa kế không? Tìm hiểu ngay thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.

Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề Yêu cầu tuyên bố mất tích: Điều kiện và người có quyền yêu cầu. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:   

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ

Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà

1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.

2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy:  Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.

Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.

Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669

Email: ccnguyenhue165@gmail.com

Xem thêm các tìm kiếm liên quan:

>>> Danh sách văn phòng công chứng quận Hoàn Kiếm uy tín, chính xác.

>>> Bạn có biết có văn phòng công chứng làm việc thứ 7 chủ nhật? Tìm hiểu ngay!

>>> Phí công chứng hợp đồng cho thuê nhà có đắt không? Cách tính phí đơn giản, nhanh gọn.

>>> Công chứng hợp đồng ủy quyền là gì? Trình tự và thủ tục như thế nào?

>>> Người chuyển giới có được đổi tên hay không? Pháp luật quy định như thế nào?

Tin cùng chuyên mụcTin cùng chuyên mục