Nợ xấu là khoản nợ quá hạn khi các tổ chức tính dụng nhận thấy rủi ro về khả năng thu hồi vốn của mình. Nợ xấu ảnh hưởng đến khả năng vay vốn của bạn sau này. Vậy làm thế nào có thể xóa nợ xấu. Hãy tìm hiểu cách xóa nợ xấu qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Cách đọc thông tin trên sổ đỏ để tránh gặp sổ đỏ giả
1. Nợ xấu và phân loại nợ xấu
“Nợ xấu” là những khoản vay mà người dùng đã vay tại các tổ chức tín dụng. Nhưng không trả đúng kỳ hạn đã cam kết.
Các khoản nợ xấu sẽ được lưu lại trên CIC. Và ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng tín dụng của khách hàng. Nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến việc vay vốn sau này.
Phân loại nợ xấu gồm 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn. Các khoản nợ vẫn có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn.
- Nhóm 2: Nợ cần chú ý. Là khoản nợ từ 10 đến 30 ngày.
- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn. Khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ. Các khoản vay quá hạn từ 90 đến dưới 180 ngày.
- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Việc phân loại nhóm nợ xấu giúp các tổ chức cho vay dễ dàng đánh giá lịch sử tín dụng của khách hàng để đưa ra quyết định có nên cho vay hay không.
2. Cách xóa nợ xấu trên CIC siêu đơn giản
Cách tốt nhất và nhanh nhất để có thể xóa nợ xấu trên CIC là khách hàng đến làm việc trực tiếp tổ chức tín dụng đã vay để thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất.
Các biện pháp cải thiện nợ xấu. Và xóa sạch lịch sử nợ xấu trên CIC
- Thanh toán các khoản vay dưới 10 triệu đồng: Theo quy định, các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đã tất toán sẽ không xuất hiện trong lịch sử tín dụng. Do đó, thanh toán những khoản nợ nhỏ giúp lịch sử tín dụng “trong sạch” hơn.
- Sắp xếp tài chính để tất toán những khoản vay trên 10 triệu sớm nhất có thể. Thông tin lịch sử tín dụng được cập nhật hàng tháng. Sau 12 tháng trả hết nợ xấu nhóm 2, nợ xấu sẽ được xóa.
- Đăng ký nhận báo cáo tín dụng: Việc này giúp khách hàng nhận thông báo kịp thời. Tránh nợ xấu nhóm 2 rơi tiếp vào nhóm 3. Sau đó, đến nhóm 5 vì các nhóm nợ xấu này mất đến 5 năm mới có thể xóa được.
Như vậy, nợ xấu dù ở nhóm nào vẫn có thể xóa sau một khoảng thời gian nhất định. Vì vậy, cần chú ý thanh toán số tiền trả nợ đúng hạn. Và nắm rõ hợp đồng để tránh trường hợp rơi vào nợ xấu.
>>> Xem thêm: Địa chỉ công chứng ngoài trụ sở - Miễn phí ký ngoài
3. Hướng dẫn cách xóa nợ xấu, kiểm tra nợ xấu
Để kiểm tra bản thân có nợ xấu hay không, thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập website chính thức của CIC
Bước 2: Nhập tất cả các thông tin cá nhân để đăng ký tài khoản.
Bước 3: Hoàn tất đăng nhập bằng cách nhập mã OTP để đăng ký.
Bước 4: Phải chờ từ 1 đến 3 ngày để thông tin của mình được CIC xác nhận.
- Hệ thống sẽ gửi mail cho bạn về việc thông báo xác nhận thông tin.
- Sau đó, thông tin đã được xác nhận,
- Hẫy truy cập mục Khai thác báo cáo để kiểm tra về nợ xấu.
>>> Xem thêm: Dịch vụ sổ đỏ nhanh, trọn gói, uy tín tại Hà Nội
Như vậy, trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề "Hướng dẫn cách xóa nợ xấu trên CIC nhanh nhất ". Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần hỗ trợ pháp lý, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ theo thông tin:
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG NGUYỄN HUỆ
Miễn phí dịch vụ công chứng tại nhà
1. Công chứng viên kiêm Trưởng Văn phòng Nguyễn Thị Huệ: Cử nhân luật, cán bộ cấp cao, đã có 31 năm làm công tác pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước về công chứng, hộ tịch, quốc tịch. Trong đó có 7 năm trực tiếp làm công chứng và lãnh đạo Phòng Công chứng.
2. Công chứng viên Nguyễn Thị Thủy: Thẩm Phán ngành Tòa án Hà Nội với kinh nghiệm công tác pháp luật 30 năm trong ngành Tòa án, trong đó 20 năm ở cương vị Thẩm Phán.
Bên cạnh đó là đội ngũ cán bộ nghiệp vụ năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao và tận tụy trong công việc.
Địa chỉ: 165 Giảng Võ, phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0966.22.7979 – 0935.669.669
Email: ccnguyenhue165@gmail.com
Xem thêm từ khóa tìm kiếm:
>>> Tìm đối tác kinh doanh làm việc tại Hà Nội
>>> Phí dịch vụ sang tên sổ đỏ ai phải chịu- Khi nào được miễn phí sang tên
>>> Công chứng hợp đồng thuê nhà ở đâu?
>>> Hướng dẫn cách xác định thời hạn bản sao giấy khai sinh
>>> Xem thêm: Hộ chiếu hết hạn phải làm như thế nào?